Player FM ऐप के साथ ऑफ़लाइन जाएं!
Tượng Nữ Thần Tự Do - món quà chia sẻ giá trị tự do dân chủ Pháp - Mỹ
Manage episode 438508427 series 1455069
Tháng 7 hàng năm, với Quốc Khánh Pháp và Hoa Kỳ là dịp nhắc lại lịch sử mối quan hệ dài lâu của hai nước. Dù với con đường tìm đến Tự do khác nhau, đôi khi rất khác biệt, hai nước luôn chia sẻ những giá trị chung. Một biểu tượng còn mãi minh chứng cho điều này, chính là bức tượng Nữ Thần Tự Do - món quà mà những người Pháp gửi tặng nước Mỹ nhân dịp quốc khánh.
Món quà độc nhất vô nhị đã trở thành biểu tượng của nước Mỹ tự do cho đến ngày nay, nhưng lịch sử hình thành đầy thăng trầm của nó thì có lẽ ít được biết đến hơn.
Ý tưởng từ sự chia sẻ giá trị tự do
Ý tưởng thiết kế bức tượng này của nhà điêu khắc Fédéric Auguste Bartholdi mang ý nghĩa sâu sắc về sự chia sẻ giá trị tự do của hai nước Pháp - Hoa Kỳ. Theo thuyết minh của tác giả, ý tưởng được bắt nguồn từ câu nói của chính trị gia và luật sư Edouard René de Laboulaye năm 1865, trong buổi tối ăn với bạn hữu. Họ là những chính trị gia phái Tự do, ủng hộ phe Liên Bang Mỹ. Laboulaye là một chuyên gia về chính trị Mỹ, ông cũng là thành viên Hiệp hội bãi bỏ chế độ nô lệ trên toàn thế giới : "Nếu một tượng đài cần được dựng lên tại Hoa Kỳ để làm đài kỷ niệm đánh dấu nền độc lập của họ, tôi thiết nghĩ lẽ tự nhiên duy nhất là nếu nó được xây dựng bằng sự hợp lực - một việc làm chung của cả hai quốc gia chúng ta".
Ban đầu, bức tượng được dự kiến hoàn thành và gửi tặng nước Mỹ vào năm 1876. Tại thời điểm đó, bối cảnh chính trị Pháp lại không tạo điều kiện để biến ý tưởng đó thành hiện thực, khi chính quyền Đế chế thứ 2 của Napoleon III độc tài chuyên chế ủng hộ phe Miền Nam trong nội chiến Mỹ. Sau đó, những thăng trầm của quan hệ ngoại giao Pháp - Mỹ cũng cản trở cho việc hiện thực hóa món quà này.
Vì vậy, nhà điêu khắc Bartholdi đưa ý tưởng Nữ thần tự do vào một dự án dựng một bức tượng khổng lồ tại lối vào kênh đào Suez tại Ai Cập thời gian nó được xây dựng. Hình dáng và tư thế của bản vẽ này khá tương đồng với bức tượng hiện nay tại Mỹ, nhưng với khuân mặt của một phụ nữ Ai Cập. Tuy nhiên, dự án này đã không được thành hiện thực.
« Món quà » thành quả của 20 năm miệt mài theo đuổi của hai « cha đẻ » tâm huyết
Nếu tên tuổi của bức tượng đã quá nổi tiếng, thì tiểu sử của hai « cha đẻ » của bức tượng lại ít được biết đến hơn. Laboulaye là giáo sư trường Collège de France danh tiếng - ngôi trường từ lúc ra đời đến nay mang sứ mạng giảng dạy miễn phí những kiến thúc bậc cao trên nhiều lĩnh vực và mở cửa tự do cho mọi đối tượng. Ông là giáo sư luật đầu tiên đưa nghiên cứu lịch sử hiến pháp Hoa Kỳ vào giảng dạy tại Pháp.
Bằng bài giảng và những sách xuất bản sau đó, ông ghi dấu như một nhà Hoa Kỳ học chuyên sâu của thế kỷ 19, là cầu nối quan trọng đưa lịch sử Hoa Kỳ, đặc biệt là lịch sử hiến pháp Hoa Kỳ đến với người Pháp. Ông đóng góp tích cực vào phe ủng hộ dân chủ đang lớn mạnh, với mong muốn sẽ xây dựng nền dân chủ Pháp sau này theo hình mẫu dân chủ Hoa Kỳ.
Thống nhất với tư tưởng này, Laboulaye kiên trì nhiều năm vận động không ngừng nghỉ trên khắp các diễn đàn chính giới Pháp hay vận động các nhà đầu tư, tầng lớp trí thức, để kêu gọi sự ủng hộ và tài trợ cho dự án dựng tượng đài tặng nước Mỹ này.
Người thứ hai đóng góp cho việc tượng Nữ Thần Tự Do sừng sững dựng lên trên cửa ngõ vào New York không ai khác chính là nhà điêu khắc Bartholdi. Là một điêu khắc gia tài năng sớm nổi tiếng và nhận được đơn đặt hàng dựng tượng khắp nơi tại Pháp, ông nuôi hoài bão dựng những bức tượng lớn hơn, có tầm ảnh hưởng cao tầm quốc tế. Tâm đắc với những tư tưởng của Laboulaye, ông nung nấu dựng bức tượng giàu ý nghĩa về ngọn đuốc sáng của tự do soi đường nhân loại.
Sau khi ý tưởng ban đầu không thể thực hiện, rồi dự án tại kênh đào Suez cũng bất thành, Bartholdi nhập ngũ nhiều năm, nhưng vẫn không nguôi thiết tha với dự án lớn này. Giải ngũ, nhờ sự giới thiệu của Laboulaye, ông thực hiện một chuyến vượt Đại Tây Dương để quảng bá cho dự án của mình. Ông những mong lôi kéo được thêm những nhà tài trợ từ phía Mỹ, đồng thời tìm kiếm một khu đất phù hợp để dựng bức tượng. Tuy vậy, suốt 5 tháng trời đi khắp các bang của Hoa Kỳ để vận động, ông thất bại trở về Pháp mà không thu lượm được sự ủng hộ tài chính nào đáng kể.
Thất bại đó không khiến hai người chùn bước, thay vì có thể thực hiện nhanh chóng, bức tượng dần thành hình từng phần nhỏ. Phải đợi 20 năm sau, với sự cố gắng không ngơi nghỉ của hai « cha đẻ » của bức tượng - nhà điêu khắc và luật gia - từ bản vẽ, bức tượng mới được dựng lên trên đảo Bedloe, sau đổi tên thành đảo Tự Do.
Những tên tuổi lớn tham gia thiết kế tượng - từ Violet Le Duc đến Gustave Eiffel
Bức tượng có tầm vóc lớn như một tòa nhà 15 tầng (46m). Ý tưởng điêu khắc của Barhtholdi cần phải có sự đóng góp thiết kế kỹ thuật của những chuyên gia hàng đầu Pháp thời bấy giờ. Ban đầu, phần cấu trúc tượng được thiết kế với lõi cấu trúc xây gạch thành những khoang chứa đầy cát lớn để tạo ổn định cho tượng.
Ý tưởng này do kiến trúc sư danh tiếng Violet Le Duc đề xuất. Ông được biết đến với việc cải tạo lại Nhà thờ Đức Bà Paris và tham gia xây dựng nhiều cung điện, công trình kiến trúc lớn thế kỷ 18-19. Tuy vậy, do công trình phải đợi hàng chục năm để thực hiện, Violet le Duc ốm nặng và qua đời.
Một kỹ sư khác được mời thay thế, không ai khác chính là Gustave Eiffel, đã rất thành công với nhiều công trình cầu đường bằng kết cấu kim loại, và sau này là tòa tháp mang tên ông - biểu tượng của nước Pháp. Eiffel đã thuyết phục Bartholdi thay đổi hoàn toàn kết cấu chịu lực của tượng bằng khung thép vững chắc như một mố cầu. Một lớp khung kim loại thứ hai tạo một lớp vỏ 3 chiều theo dáng khung tượng để cố định các tấm đồng, lớp vỏ này cũng đủ kiên cố để tự chịu lực chống rung với biên độ 8cm trước tốc độ gió 80 km/h.
Nhờ thiết kế với kỹ thuật mới này, kỹ sư kết cấu Gustave Eiffel đã đóng góp quan trọng dựng nên hai công trình biểu tượng của hai cường quốc Hoa Kỳ - Pháp, vẫn vươn cao vững chãi với thời gian hơn một thế kỷ sau.
Phần vỏ bọc của tượng được xưởng đúc Gaget-Gauthier et Cie làm từ 300 tấm đồng kích cỡ 3m², dày 2.5mm. 64 tấn đồng do nhà công nghiệp Pierre-Eugène Secrétan tài trợ. Công xưởng dựng tượng được thuê tại quận 17 Paris, phố Chazelles.
Có một giai thoại liên quan đến cái tên xưởng đúc Gaget này. Trong quá trình xây dựng tượng, để tiếp tục quyên góp và thu thập kinh phí xây tượng, vào năm 1876-100 năm, dịp Quốc Khánh Hoa kỳ, những hình đồ lưu niệm bức tượng tỉ lệ nhỏ được bán để gây quỹ. Trên đế tượng khắc tên xưởng đúc đồng « Gaget ». Người Mỹ đã gọi tên những món đồ chơi nhỏ này phát âm chệch đi thành « gadget » - và từ đó trở thành từ tiếng Anh gọi tên những món đồ chơi nhỏ.
Quyên góp kinh phí : sức mạnh ủng hô từ tầng lớp bình dân
Riêng việc tìm kiếm kinh phí dựng bức tượng này có thể viết thành một câu chuyện dài kỳ trải suốt 2 thập kỷ được khởi xướng từ những cá nhân và hiệp hội hữu ái Pháp-Mỹ (Comité de l’Union Franco-Americaine). Nhiều giai đoạn không được chính quyền cả hai nước hậu thuẫn, nên việc kêu gọi kinh phí cũng rất chật vật.
Không vì thế mà nhà điêu khắc và sử gia mất hi vọng. Vượt qua nhiều gián đoạn, chậm trễ, họ vẫn kiên trì tranh thủ từng cơ hội quyên góp từ vô vàn hình thức khác nhau, qua những buổi tổ chức sự kiện, hòa nhạc, nhuận bút các bài viết, xổ số, triển lãm quốc tế, đến bán đồ lưu niệm, xin tài trợ của các cá nhân và chính quyền địa phương, suốt 5 năm trời. Bên kia bờ Đại Tây Dương, phần xây đế tượng cũng phải tìm kiếm kinh phí bằng những buổi nhạc kịch, thi đấu đấm box, bán đấu giá, trích thuế địa phương.
Bị giới thượng lưu tinh hoa và chính trị gia thời bấy giờ thờ ơ, không mấy mặn mà, việc quyên góp tại Mỹ đã diễn ra chậm chạp, bức tượng có nguy cơ không thể hoàn thành. Nhiều lý do được đưa ra giải thích : suy nghĩ nghi ngờ mục đích đằng sau của món quà, nỗi e dè biểu tượng « tự do » theo kiểu « Cách Mạng Pháp », sự mơ hồ không đoán được hiệu ứng mang lại từ một bức tượng khổng lồ sẽ ra sao …
Phải nhờ đến chiến dịch kêu gọi quyên góp từ độc giả bình dân, trên tạp chí New York World, của ông chủ tòa soạn danh tiếng Joseph Pulitzer (tên của giải thưởng báo chí nổi tiếng ngày nay) thì phần kinh phí cuối cùng mới được hoàn tất. Pulitzer cho đăng hàng loạt bài báo giải thích ý nghĩa, giá trị tự do của bức tượng, nhiều nhà báo khác viết bài chỉ trích, mai mỉa giới thượng lưu đã quay lưng không ủng hộ … Dần dần, bức tượng ngày càng được yêu thích trong tầng lớp bình dân. Đặc biệt, đi kèm với chiến dịch truyền thông bài bản, Pulitzer giữ lời hứa đăng trên mặt báo tên của tất cả cá nhân quyên góp, bất kể khoản tiền chỉ vài xu.
Nhờ vào 100.000 đô la quyên góp của 121.000 bạn đọc báo New York World trong vài tháng đó, mà nước Mỹ cuối cùng cũng có được biểu tượng cho giá trị Tự do soi đường của mình, vẫn sừng sững hơn 1 thế kỷ sau.
Qua nhiều mốc Quốc Khánh Mỹ 04/07 bị lỡ hẹn, bức tượng được dựng trọn vẹn tại Pháp đón khách thăm quan vào ngày 04/07/1884, rồi lại gỡ ra đóng trong hơn 200 kiện, trải qua hành trình dài cập bến Hoa Kỳ vào cuối tháng 06/1885 rồi được dựng lên trên đảo Bedloe, sau được đổi tên thành Liberty, và được khánh thành vào cuối năm 1986. Cuối cùng, món quà vĩ đại đến từ nước Pháp chào mừng Quốc Khánh thứ 100 của Hoa Kỳ đã được thành hiện thực, dù muộn tròn 1 thập kỷ.
Nhìn lại, chính việc biểu tượng Tự Do của xứ Cờ Hoa được xây dựng bởi ý tưởng của những cá nhân yêu chuộng tự do và dân chủ, sau bao chông gai thử thách, nhờ vào những đồng quyên góp nhỏ bé của những dân thường, đã làm cho nó mang đậm ý nghĩa của một Tự Do đích thực. Tự do và nền tảng dân chủ, được đắp xây bởi từng cá nhân yêu chuộng và góp sức, chứ không phải một tặng vật được ban phát thụ hưởng dễ dàng. Bức tượng trở thành biểu trưng của Tự do - giá trị cốt lõi mà các nền dân chủ gìn giữ, như ngọn đuốc thắp sáng mãi vươn cao soi đường qua mọi bước thăng trầm của lịch sử.
22 एपिसोडस
Manage episode 438508427 series 1455069
Tháng 7 hàng năm, với Quốc Khánh Pháp và Hoa Kỳ là dịp nhắc lại lịch sử mối quan hệ dài lâu của hai nước. Dù với con đường tìm đến Tự do khác nhau, đôi khi rất khác biệt, hai nước luôn chia sẻ những giá trị chung. Một biểu tượng còn mãi minh chứng cho điều này, chính là bức tượng Nữ Thần Tự Do - món quà mà những người Pháp gửi tặng nước Mỹ nhân dịp quốc khánh.
Món quà độc nhất vô nhị đã trở thành biểu tượng của nước Mỹ tự do cho đến ngày nay, nhưng lịch sử hình thành đầy thăng trầm của nó thì có lẽ ít được biết đến hơn.
Ý tưởng từ sự chia sẻ giá trị tự do
Ý tưởng thiết kế bức tượng này của nhà điêu khắc Fédéric Auguste Bartholdi mang ý nghĩa sâu sắc về sự chia sẻ giá trị tự do của hai nước Pháp - Hoa Kỳ. Theo thuyết minh của tác giả, ý tưởng được bắt nguồn từ câu nói của chính trị gia và luật sư Edouard René de Laboulaye năm 1865, trong buổi tối ăn với bạn hữu. Họ là những chính trị gia phái Tự do, ủng hộ phe Liên Bang Mỹ. Laboulaye là một chuyên gia về chính trị Mỹ, ông cũng là thành viên Hiệp hội bãi bỏ chế độ nô lệ trên toàn thế giới : "Nếu một tượng đài cần được dựng lên tại Hoa Kỳ để làm đài kỷ niệm đánh dấu nền độc lập của họ, tôi thiết nghĩ lẽ tự nhiên duy nhất là nếu nó được xây dựng bằng sự hợp lực - một việc làm chung của cả hai quốc gia chúng ta".
Ban đầu, bức tượng được dự kiến hoàn thành và gửi tặng nước Mỹ vào năm 1876. Tại thời điểm đó, bối cảnh chính trị Pháp lại không tạo điều kiện để biến ý tưởng đó thành hiện thực, khi chính quyền Đế chế thứ 2 của Napoleon III độc tài chuyên chế ủng hộ phe Miền Nam trong nội chiến Mỹ. Sau đó, những thăng trầm của quan hệ ngoại giao Pháp - Mỹ cũng cản trở cho việc hiện thực hóa món quà này.
Vì vậy, nhà điêu khắc Bartholdi đưa ý tưởng Nữ thần tự do vào một dự án dựng một bức tượng khổng lồ tại lối vào kênh đào Suez tại Ai Cập thời gian nó được xây dựng. Hình dáng và tư thế của bản vẽ này khá tương đồng với bức tượng hiện nay tại Mỹ, nhưng với khuân mặt của một phụ nữ Ai Cập. Tuy nhiên, dự án này đã không được thành hiện thực.
« Món quà » thành quả của 20 năm miệt mài theo đuổi của hai « cha đẻ » tâm huyết
Nếu tên tuổi của bức tượng đã quá nổi tiếng, thì tiểu sử của hai « cha đẻ » của bức tượng lại ít được biết đến hơn. Laboulaye là giáo sư trường Collège de France danh tiếng - ngôi trường từ lúc ra đời đến nay mang sứ mạng giảng dạy miễn phí những kiến thúc bậc cao trên nhiều lĩnh vực và mở cửa tự do cho mọi đối tượng. Ông là giáo sư luật đầu tiên đưa nghiên cứu lịch sử hiến pháp Hoa Kỳ vào giảng dạy tại Pháp.
Bằng bài giảng và những sách xuất bản sau đó, ông ghi dấu như một nhà Hoa Kỳ học chuyên sâu của thế kỷ 19, là cầu nối quan trọng đưa lịch sử Hoa Kỳ, đặc biệt là lịch sử hiến pháp Hoa Kỳ đến với người Pháp. Ông đóng góp tích cực vào phe ủng hộ dân chủ đang lớn mạnh, với mong muốn sẽ xây dựng nền dân chủ Pháp sau này theo hình mẫu dân chủ Hoa Kỳ.
Thống nhất với tư tưởng này, Laboulaye kiên trì nhiều năm vận động không ngừng nghỉ trên khắp các diễn đàn chính giới Pháp hay vận động các nhà đầu tư, tầng lớp trí thức, để kêu gọi sự ủng hộ và tài trợ cho dự án dựng tượng đài tặng nước Mỹ này.
Người thứ hai đóng góp cho việc tượng Nữ Thần Tự Do sừng sững dựng lên trên cửa ngõ vào New York không ai khác chính là nhà điêu khắc Bartholdi. Là một điêu khắc gia tài năng sớm nổi tiếng và nhận được đơn đặt hàng dựng tượng khắp nơi tại Pháp, ông nuôi hoài bão dựng những bức tượng lớn hơn, có tầm ảnh hưởng cao tầm quốc tế. Tâm đắc với những tư tưởng của Laboulaye, ông nung nấu dựng bức tượng giàu ý nghĩa về ngọn đuốc sáng của tự do soi đường nhân loại.
Sau khi ý tưởng ban đầu không thể thực hiện, rồi dự án tại kênh đào Suez cũng bất thành, Bartholdi nhập ngũ nhiều năm, nhưng vẫn không nguôi thiết tha với dự án lớn này. Giải ngũ, nhờ sự giới thiệu của Laboulaye, ông thực hiện một chuyến vượt Đại Tây Dương để quảng bá cho dự án của mình. Ông những mong lôi kéo được thêm những nhà tài trợ từ phía Mỹ, đồng thời tìm kiếm một khu đất phù hợp để dựng bức tượng. Tuy vậy, suốt 5 tháng trời đi khắp các bang của Hoa Kỳ để vận động, ông thất bại trở về Pháp mà không thu lượm được sự ủng hộ tài chính nào đáng kể.
Thất bại đó không khiến hai người chùn bước, thay vì có thể thực hiện nhanh chóng, bức tượng dần thành hình từng phần nhỏ. Phải đợi 20 năm sau, với sự cố gắng không ngơi nghỉ của hai « cha đẻ » của bức tượng - nhà điêu khắc và luật gia - từ bản vẽ, bức tượng mới được dựng lên trên đảo Bedloe, sau đổi tên thành đảo Tự Do.
Những tên tuổi lớn tham gia thiết kế tượng - từ Violet Le Duc đến Gustave Eiffel
Bức tượng có tầm vóc lớn như một tòa nhà 15 tầng (46m). Ý tưởng điêu khắc của Barhtholdi cần phải có sự đóng góp thiết kế kỹ thuật của những chuyên gia hàng đầu Pháp thời bấy giờ. Ban đầu, phần cấu trúc tượng được thiết kế với lõi cấu trúc xây gạch thành những khoang chứa đầy cát lớn để tạo ổn định cho tượng.
Ý tưởng này do kiến trúc sư danh tiếng Violet Le Duc đề xuất. Ông được biết đến với việc cải tạo lại Nhà thờ Đức Bà Paris và tham gia xây dựng nhiều cung điện, công trình kiến trúc lớn thế kỷ 18-19. Tuy vậy, do công trình phải đợi hàng chục năm để thực hiện, Violet le Duc ốm nặng và qua đời.
Một kỹ sư khác được mời thay thế, không ai khác chính là Gustave Eiffel, đã rất thành công với nhiều công trình cầu đường bằng kết cấu kim loại, và sau này là tòa tháp mang tên ông - biểu tượng của nước Pháp. Eiffel đã thuyết phục Bartholdi thay đổi hoàn toàn kết cấu chịu lực của tượng bằng khung thép vững chắc như một mố cầu. Một lớp khung kim loại thứ hai tạo một lớp vỏ 3 chiều theo dáng khung tượng để cố định các tấm đồng, lớp vỏ này cũng đủ kiên cố để tự chịu lực chống rung với biên độ 8cm trước tốc độ gió 80 km/h.
Nhờ thiết kế với kỹ thuật mới này, kỹ sư kết cấu Gustave Eiffel đã đóng góp quan trọng dựng nên hai công trình biểu tượng của hai cường quốc Hoa Kỳ - Pháp, vẫn vươn cao vững chãi với thời gian hơn một thế kỷ sau.
Phần vỏ bọc của tượng được xưởng đúc Gaget-Gauthier et Cie làm từ 300 tấm đồng kích cỡ 3m², dày 2.5mm. 64 tấn đồng do nhà công nghiệp Pierre-Eugène Secrétan tài trợ. Công xưởng dựng tượng được thuê tại quận 17 Paris, phố Chazelles.
Có một giai thoại liên quan đến cái tên xưởng đúc Gaget này. Trong quá trình xây dựng tượng, để tiếp tục quyên góp và thu thập kinh phí xây tượng, vào năm 1876-100 năm, dịp Quốc Khánh Hoa kỳ, những hình đồ lưu niệm bức tượng tỉ lệ nhỏ được bán để gây quỹ. Trên đế tượng khắc tên xưởng đúc đồng « Gaget ». Người Mỹ đã gọi tên những món đồ chơi nhỏ này phát âm chệch đi thành « gadget » - và từ đó trở thành từ tiếng Anh gọi tên những món đồ chơi nhỏ.
Quyên góp kinh phí : sức mạnh ủng hô từ tầng lớp bình dân
Riêng việc tìm kiếm kinh phí dựng bức tượng này có thể viết thành một câu chuyện dài kỳ trải suốt 2 thập kỷ được khởi xướng từ những cá nhân và hiệp hội hữu ái Pháp-Mỹ (Comité de l’Union Franco-Americaine). Nhiều giai đoạn không được chính quyền cả hai nước hậu thuẫn, nên việc kêu gọi kinh phí cũng rất chật vật.
Không vì thế mà nhà điêu khắc và sử gia mất hi vọng. Vượt qua nhiều gián đoạn, chậm trễ, họ vẫn kiên trì tranh thủ từng cơ hội quyên góp từ vô vàn hình thức khác nhau, qua những buổi tổ chức sự kiện, hòa nhạc, nhuận bút các bài viết, xổ số, triển lãm quốc tế, đến bán đồ lưu niệm, xin tài trợ của các cá nhân và chính quyền địa phương, suốt 5 năm trời. Bên kia bờ Đại Tây Dương, phần xây đế tượng cũng phải tìm kiếm kinh phí bằng những buổi nhạc kịch, thi đấu đấm box, bán đấu giá, trích thuế địa phương.
Bị giới thượng lưu tinh hoa và chính trị gia thời bấy giờ thờ ơ, không mấy mặn mà, việc quyên góp tại Mỹ đã diễn ra chậm chạp, bức tượng có nguy cơ không thể hoàn thành. Nhiều lý do được đưa ra giải thích : suy nghĩ nghi ngờ mục đích đằng sau của món quà, nỗi e dè biểu tượng « tự do » theo kiểu « Cách Mạng Pháp », sự mơ hồ không đoán được hiệu ứng mang lại từ một bức tượng khổng lồ sẽ ra sao …
Phải nhờ đến chiến dịch kêu gọi quyên góp từ độc giả bình dân, trên tạp chí New York World, của ông chủ tòa soạn danh tiếng Joseph Pulitzer (tên của giải thưởng báo chí nổi tiếng ngày nay) thì phần kinh phí cuối cùng mới được hoàn tất. Pulitzer cho đăng hàng loạt bài báo giải thích ý nghĩa, giá trị tự do của bức tượng, nhiều nhà báo khác viết bài chỉ trích, mai mỉa giới thượng lưu đã quay lưng không ủng hộ … Dần dần, bức tượng ngày càng được yêu thích trong tầng lớp bình dân. Đặc biệt, đi kèm với chiến dịch truyền thông bài bản, Pulitzer giữ lời hứa đăng trên mặt báo tên của tất cả cá nhân quyên góp, bất kể khoản tiền chỉ vài xu.
Nhờ vào 100.000 đô la quyên góp của 121.000 bạn đọc báo New York World trong vài tháng đó, mà nước Mỹ cuối cùng cũng có được biểu tượng cho giá trị Tự do soi đường của mình, vẫn sừng sững hơn 1 thế kỷ sau.
Qua nhiều mốc Quốc Khánh Mỹ 04/07 bị lỡ hẹn, bức tượng được dựng trọn vẹn tại Pháp đón khách thăm quan vào ngày 04/07/1884, rồi lại gỡ ra đóng trong hơn 200 kiện, trải qua hành trình dài cập bến Hoa Kỳ vào cuối tháng 06/1885 rồi được dựng lên trên đảo Bedloe, sau được đổi tên thành Liberty, và được khánh thành vào cuối năm 1986. Cuối cùng, món quà vĩ đại đến từ nước Pháp chào mừng Quốc Khánh thứ 100 của Hoa Kỳ đã được thành hiện thực, dù muộn tròn 1 thập kỷ.
Nhìn lại, chính việc biểu tượng Tự Do của xứ Cờ Hoa được xây dựng bởi ý tưởng của những cá nhân yêu chuộng tự do và dân chủ, sau bao chông gai thử thách, nhờ vào những đồng quyên góp nhỏ bé của những dân thường, đã làm cho nó mang đậm ý nghĩa của một Tự Do đích thực. Tự do và nền tảng dân chủ, được đắp xây bởi từng cá nhân yêu chuộng và góp sức, chứ không phải một tặng vật được ban phát thụ hưởng dễ dàng. Bức tượng trở thành biểu trưng của Tự do - giá trị cốt lõi mà các nền dân chủ gìn giữ, như ngọn đuốc thắp sáng mãi vươn cao soi đường qua mọi bước thăng trầm của lịch sử.
22 एपिसोडस
सभी एपिसोड
×प्लेयर एफएम में आपका स्वागत है!
प्लेयर एफएम वेब को स्कैन कर रहा है उच्च गुणवत्ता वाले पॉडकास्ट आप के आनंद लेंने के लिए अभी। यह सबसे अच्छा पॉडकास्ट एप्प है और यह Android, iPhone और वेब पर काम करता है। उपकरणों में सदस्यता को सिंक करने के लिए साइनअप करें।