Player FM ऐप के साथ ऑफ़लाइन जाएं!
Xung điện tủy cột sống : Phương pháp mới trị chứng liệt hai chân
Manage episode 229717650 series 1455065
Bệnh nhân mắc chứng liệt chi dưới do tổn thương tủy sống có thể đi lại được nhờ vào liệu pháp mới « kích thích tủy cột sống bằng xung điện ». Một nhóm các nhà khoa học Thụy Sĩ vừa công bố kết quả công trình nghiên cứu này trên tạp chí khoa học có uy tín Nature ngày 01/11/2018.
Một tin vui mang lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhân bị liệt chi dưới do các chấn thương tủy sống. Nghiên cứu được thực hiện dưới sự điều hành của ba nhà khoa học lớn : bà Jocelyne Bloch - bác sĩ phẫu thuật thần kinh người Thụy Sĩ thuộc Trung tâm Đại học Y khoa Lausanne (CHUV) ; Grégoire Courtine – giáo sư khoa học thần kinh người Pháp và nhất là Fabien Wagner, kỹ sư người Pháp, người phát triển phần mềm kích thích xung điện. Ông Fabien Wagner còn là người đưa ra ý tưởng cho dự án, bởi vì chính bản thân ông cũng là một người tàn tật. Báo Le Monde (07/11/2018) cho biết thêm cả hai chuyên gia người Pháp hiện đang giảng dạy tại trường đại học Bách khoa Liên bang (EPFL) tại Lausanne, Thụy Sĩ.
Tham gia công trình còn có sự đóng góp nhiệt tình của ba bệnh nhân tình nguyện : Sebastian Tobler - 48 tuổi, David Mzee - 30 tuổi và Gert-Jan Oskam – 35 tuổi. Cả ba người này có cùng điểm chung là đều bị chấn thương tủy cột sống sau một tai nạn thể thao dẫn đến tình trạng bị liệt hai chân từ nhiều năm nay. Đây cũng là lần đầu tiên các bệnh nhân tham gia thí nghiệm lâm sàng chấp nhận trả lời báo chí công khai, không giấu danh tính như luật pháp quy định.
Phương pháp trị liệu
Việc điều trị được thực hiện như thế nào ? Trên đài RFI, bà Jocelyne Bloch trước tiên lưu ý phần não chỉ huy của cả ba bệnh nhân may mắn không bị tổn thương. Điều này cho phép các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm liệu pháp xung điện tủy cột sống để phục hồi chức năng vận động. Bà cho biết:
« Ba bệnh nhân mà chúng tôi nói đến đều đã bị tổn thương ở tủy cột sống, phần ở giữa lưng. Nhưng não bộ của họ không làm sao và vẫn có khả năng đưa ra các mệnh lệnh. Hai chân của họ cũng như tủy cột sống phần dưới vẫn nguyên vẹn.
Vấn đề ở đây là có một sự gián đoạn trong hệ thống dây thần kinh chạy từ não xuống chân. Do vậy, chúng tôi đã dùng điện kích thích vào phần tủy cột sống, phía dưới phần bị tổn thương, để thúc đẩy các cơ bắp hoạt động, tạo thuận lợi cho việc cử động, bước đi.
Có nghĩa là phần não chỉ huy vẫn hoạt động tốt, nhưng lại không có đủ các thần kinh sợi để truyền mệnh lệnh, cho phép bệnh nhân đi lại. Việc kích thích điện vào tủy cột sống tạo thuận lợi cho bệnh nhân đi lại.»
Trước khi bước vào giai đoạn kích xung điện, cả ba bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ cài đặt một mảnh ghép ở phần thắt lưng, sát với tủy sống, trước điểm bị tổn thương và lắp một máy phát ở lồng ngực. Được điều khiển từ xa qua máy vi tính hay máy tính bảng, chiếc máy phát này sẽ truyền tải đến mảnh ghép các tín hiệu điện để kích hoạt mảnh ghép, để rồi từ đó kích thích các sợi thần kinh điều khiển các cơ chân. Bà Jocelyne Bloch cho biết tiếp :
« Điều mới ở đây là chúng tôi đã hiểu được cơ chế cho phép bệnh nhân bước đi. Do vậy, chúng tôi dùng điện kích thích vào các vùng khác nhau của tủy cột sống để lần lượt kích hoạt động tác co, duỗi, tạo dễ dàng cho việc bước đi.
Điểm khác biệt lớn là khi luyện tập cho bệnh nhân bị liệt như vậy, chúng tôi nhận thấy là sau vài tuần luyện tập dồn dập, với những bài tập dài, bệnh nhân đã phục hồi được các chức năng cơ bắp, sau nhiều năm bị liệt. »
Với ông Gregoire Courtine, thời điểm này có ý nghĩa quan trọng. Việc luyện tập giúp khôi phục lại tính đàn hồi tế bào thần kinh, nghĩa là kích thích khả năng tái tổ chức các đường truyền thần kinh. « Bệnh nhân sẽ phải kích thích các cơ bắp. Cùng một lúc, hoạt động này sẽ kích thích vùng tương ứng ở tủy cột sống. Sự trùng hợp này cho thấy là các sợi thần kinh đang hồi phục ở điểm này », theo như giải thích của ông Gregoire Courtine với báo Le Monde.
Đây chính là điểm khác biệt so với các công trình nghiên cứu của Mỹ cũng được công bố trong năm nay. Ngày 24/09/2018, hai nhóm nghiên cứu của Mỹ – một tại Mayo Clinic (Minnesota) và nhóm thứ hai Susan Harkema, thuộc trường đại học Louisville (Kentucky), nổi tiếng trong lĩnh vực này – cùng loan báo đã làm cho ba bệnh nhân khác bị liệt chi dưới đi lại được.
Tuy nhiên, các phương pháp của các nhà khoa học Thụy Điển dường như có phần tinh vi hơn so với các nghiên cứu của đồng nghiệp Mỹ. Các nhà khoa học tại Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào việc dùng xung điện kích thích tủy cột sống liên tục, kèm theo một chương trình tập luyện kéo dài. Một chiến lược mà ông Gregoire Courtine đánh giá là « theo kinh nghiệm », chỉ cho phép bệnh nhân « đi lại trong những khoảng cách ngắn, với điều kiện xung điện vẫn đang hoạt động », và nhất là kết quả chỉ đạt được sau nhiều tháng dài hồi phục chức năng.
Một cuộc phiêu lưu tương lai
Đối với các nhà khoa học và những người tình nguyện tham gia thí nghiệm, chương trình nghiên cứu này chẳng khác gì một cuộc phiêu lưu khoa học và đậm chất nhân bản. Cuộc phiêu lưu này có được nhờ vào sự nhiệt tình và bền bỉ của ba bệnh nhân. Hiếm có một cuộc thí nghiệm lâm sàng nào mà người tham gia dấn thân nhiệt tình đến như thế.
Tuổi còn trẻ là một yếu tố quyết định. Ở các bệnh nhân lớn tuổi, việc hồi phục chắc chắn sẽ khó khăn hơn. Kết quả đạt được còn khiêm tốn, nhưng lại đáng khích lệ. Các nhà khoa học cũng lưu ý là mức độ tự lập của từng bệnh nhân hiện nay vẫn rất khác nhau do tình trạng tê liệt của mỗi người mỗi khác. Có người có thể đi được vài bước không cần xung điện, nhưng hiện tại họ cảm thấy đi lại dễ dàng hơn khi có xung điện và có thể đi đến 2 km.
Với kết quả đạt này, các nhà khoa học Thụy Sĩ hy vọng sắp tới sẽ đạt được tiến bộ hơn. Thí nghiệm lâm sàng sẽ được mở rộng ra cho nhiều đối tượng khác. Các tác giả tin rằng nếu được điều trị sớm, khả năng hồi phục chức năng đi lại càng cao và nhanh. Bà Jocelyne Bloch nói:
« Đương nhiên, chúng tôi mới chỉ bắt đầu và cố gắng đưa ra một quan niệm. Ý tưởng của chúng tôi là trong tương lai, sẽ áp dụng phương pháp này để chữa trị. Nhưng liệu giới bác sĩ có chữa cho các bệnh nhân bị liệt có thể đi lại được, như chúng tôi đã làm hay không ? Có thể là không và còn cần có thêm các công trình nghiên cứu khác nữa. Nhưng trong mọi trường hợp, giới chuyên gia cần cố gắng để làm việc này một cách tốt nhất.
Tôi nghĩ rằng một trong những điều chủ chốt là cần phải bắt đầu chữa trị rất sớm. Trong trường hợp ba bệnh nhân mà chúng tôi miêu tả, thì họ đã trải qua từ 3 đến 7 năm bị liệt sau khi bị chấn thương. Theo tôi, cần phải bắt đầu chữa trị ngay sau khi xẩy ra tổn thương ở tủy cột sống và luyện tập trong những điều kiện tốt nhất. Đó là tiến bộ đầu tiên cần phải đạt được.
Điều thứ hai là cần cải thiện hệ thống kích thích để cho bệnh nhân có thể sớm thích ứng với cơ chế vận động của mỗi người và trong lĩnh vực này, cần phải đạt được thêm những tiến bộ kỹ thuật. »
Liệu giải pháp này có thể mở rộng sang các bệnh tê liệt vì những nguyên nhân khác ? Về điểm này, bà Jocelyne Bloch khẳng định đây là điều còn hạn chế của các nghiên cứu hiện nay:
« Các loại bệnh thoái hóa thì hơi khó bởi vì đó là những bệnh liên tục phát triển. Ngược lại, có những bệnh liên quan đến vận động, chẳng hạn những người bị tai biến mạch máu não, hoặc bị parkinson, gặp khó khăn vận động, tôi nghĩ chắc chắn là công trình nghiên cứu này có thể cải thiện khả năng vận động, đi lại. »
27 एपिसोडस
Manage episode 229717650 series 1455065
Bệnh nhân mắc chứng liệt chi dưới do tổn thương tủy sống có thể đi lại được nhờ vào liệu pháp mới « kích thích tủy cột sống bằng xung điện ». Một nhóm các nhà khoa học Thụy Sĩ vừa công bố kết quả công trình nghiên cứu này trên tạp chí khoa học có uy tín Nature ngày 01/11/2018.
Một tin vui mang lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhân bị liệt chi dưới do các chấn thương tủy sống. Nghiên cứu được thực hiện dưới sự điều hành của ba nhà khoa học lớn : bà Jocelyne Bloch - bác sĩ phẫu thuật thần kinh người Thụy Sĩ thuộc Trung tâm Đại học Y khoa Lausanne (CHUV) ; Grégoire Courtine – giáo sư khoa học thần kinh người Pháp và nhất là Fabien Wagner, kỹ sư người Pháp, người phát triển phần mềm kích thích xung điện. Ông Fabien Wagner còn là người đưa ra ý tưởng cho dự án, bởi vì chính bản thân ông cũng là một người tàn tật. Báo Le Monde (07/11/2018) cho biết thêm cả hai chuyên gia người Pháp hiện đang giảng dạy tại trường đại học Bách khoa Liên bang (EPFL) tại Lausanne, Thụy Sĩ.
Tham gia công trình còn có sự đóng góp nhiệt tình của ba bệnh nhân tình nguyện : Sebastian Tobler - 48 tuổi, David Mzee - 30 tuổi và Gert-Jan Oskam – 35 tuổi. Cả ba người này có cùng điểm chung là đều bị chấn thương tủy cột sống sau một tai nạn thể thao dẫn đến tình trạng bị liệt hai chân từ nhiều năm nay. Đây cũng là lần đầu tiên các bệnh nhân tham gia thí nghiệm lâm sàng chấp nhận trả lời báo chí công khai, không giấu danh tính như luật pháp quy định.
Phương pháp trị liệu
Việc điều trị được thực hiện như thế nào ? Trên đài RFI, bà Jocelyne Bloch trước tiên lưu ý phần não chỉ huy của cả ba bệnh nhân may mắn không bị tổn thương. Điều này cho phép các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm liệu pháp xung điện tủy cột sống để phục hồi chức năng vận động. Bà cho biết:
« Ba bệnh nhân mà chúng tôi nói đến đều đã bị tổn thương ở tủy cột sống, phần ở giữa lưng. Nhưng não bộ của họ không làm sao và vẫn có khả năng đưa ra các mệnh lệnh. Hai chân của họ cũng như tủy cột sống phần dưới vẫn nguyên vẹn.
Vấn đề ở đây là có một sự gián đoạn trong hệ thống dây thần kinh chạy từ não xuống chân. Do vậy, chúng tôi đã dùng điện kích thích vào phần tủy cột sống, phía dưới phần bị tổn thương, để thúc đẩy các cơ bắp hoạt động, tạo thuận lợi cho việc cử động, bước đi.
Có nghĩa là phần não chỉ huy vẫn hoạt động tốt, nhưng lại không có đủ các thần kinh sợi để truyền mệnh lệnh, cho phép bệnh nhân đi lại. Việc kích thích điện vào tủy cột sống tạo thuận lợi cho bệnh nhân đi lại.»
Trước khi bước vào giai đoạn kích xung điện, cả ba bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ cài đặt một mảnh ghép ở phần thắt lưng, sát với tủy sống, trước điểm bị tổn thương và lắp một máy phát ở lồng ngực. Được điều khiển từ xa qua máy vi tính hay máy tính bảng, chiếc máy phát này sẽ truyền tải đến mảnh ghép các tín hiệu điện để kích hoạt mảnh ghép, để rồi từ đó kích thích các sợi thần kinh điều khiển các cơ chân. Bà Jocelyne Bloch cho biết tiếp :
« Điều mới ở đây là chúng tôi đã hiểu được cơ chế cho phép bệnh nhân bước đi. Do vậy, chúng tôi dùng điện kích thích vào các vùng khác nhau của tủy cột sống để lần lượt kích hoạt động tác co, duỗi, tạo dễ dàng cho việc bước đi.
Điểm khác biệt lớn là khi luyện tập cho bệnh nhân bị liệt như vậy, chúng tôi nhận thấy là sau vài tuần luyện tập dồn dập, với những bài tập dài, bệnh nhân đã phục hồi được các chức năng cơ bắp, sau nhiều năm bị liệt. »
Với ông Gregoire Courtine, thời điểm này có ý nghĩa quan trọng. Việc luyện tập giúp khôi phục lại tính đàn hồi tế bào thần kinh, nghĩa là kích thích khả năng tái tổ chức các đường truyền thần kinh. « Bệnh nhân sẽ phải kích thích các cơ bắp. Cùng một lúc, hoạt động này sẽ kích thích vùng tương ứng ở tủy cột sống. Sự trùng hợp này cho thấy là các sợi thần kinh đang hồi phục ở điểm này », theo như giải thích của ông Gregoire Courtine với báo Le Monde.
Đây chính là điểm khác biệt so với các công trình nghiên cứu của Mỹ cũng được công bố trong năm nay. Ngày 24/09/2018, hai nhóm nghiên cứu của Mỹ – một tại Mayo Clinic (Minnesota) và nhóm thứ hai Susan Harkema, thuộc trường đại học Louisville (Kentucky), nổi tiếng trong lĩnh vực này – cùng loan báo đã làm cho ba bệnh nhân khác bị liệt chi dưới đi lại được.
Tuy nhiên, các phương pháp của các nhà khoa học Thụy Điển dường như có phần tinh vi hơn so với các nghiên cứu của đồng nghiệp Mỹ. Các nhà khoa học tại Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào việc dùng xung điện kích thích tủy cột sống liên tục, kèm theo một chương trình tập luyện kéo dài. Một chiến lược mà ông Gregoire Courtine đánh giá là « theo kinh nghiệm », chỉ cho phép bệnh nhân « đi lại trong những khoảng cách ngắn, với điều kiện xung điện vẫn đang hoạt động », và nhất là kết quả chỉ đạt được sau nhiều tháng dài hồi phục chức năng.
Một cuộc phiêu lưu tương lai
Đối với các nhà khoa học và những người tình nguyện tham gia thí nghiệm, chương trình nghiên cứu này chẳng khác gì một cuộc phiêu lưu khoa học và đậm chất nhân bản. Cuộc phiêu lưu này có được nhờ vào sự nhiệt tình và bền bỉ của ba bệnh nhân. Hiếm có một cuộc thí nghiệm lâm sàng nào mà người tham gia dấn thân nhiệt tình đến như thế.
Tuổi còn trẻ là một yếu tố quyết định. Ở các bệnh nhân lớn tuổi, việc hồi phục chắc chắn sẽ khó khăn hơn. Kết quả đạt được còn khiêm tốn, nhưng lại đáng khích lệ. Các nhà khoa học cũng lưu ý là mức độ tự lập của từng bệnh nhân hiện nay vẫn rất khác nhau do tình trạng tê liệt của mỗi người mỗi khác. Có người có thể đi được vài bước không cần xung điện, nhưng hiện tại họ cảm thấy đi lại dễ dàng hơn khi có xung điện và có thể đi đến 2 km.
Với kết quả đạt này, các nhà khoa học Thụy Sĩ hy vọng sắp tới sẽ đạt được tiến bộ hơn. Thí nghiệm lâm sàng sẽ được mở rộng ra cho nhiều đối tượng khác. Các tác giả tin rằng nếu được điều trị sớm, khả năng hồi phục chức năng đi lại càng cao và nhanh. Bà Jocelyne Bloch nói:
« Đương nhiên, chúng tôi mới chỉ bắt đầu và cố gắng đưa ra một quan niệm. Ý tưởng của chúng tôi là trong tương lai, sẽ áp dụng phương pháp này để chữa trị. Nhưng liệu giới bác sĩ có chữa cho các bệnh nhân bị liệt có thể đi lại được, như chúng tôi đã làm hay không ? Có thể là không và còn cần có thêm các công trình nghiên cứu khác nữa. Nhưng trong mọi trường hợp, giới chuyên gia cần cố gắng để làm việc này một cách tốt nhất.
Tôi nghĩ rằng một trong những điều chủ chốt là cần phải bắt đầu chữa trị rất sớm. Trong trường hợp ba bệnh nhân mà chúng tôi miêu tả, thì họ đã trải qua từ 3 đến 7 năm bị liệt sau khi bị chấn thương. Theo tôi, cần phải bắt đầu chữa trị ngay sau khi xẩy ra tổn thương ở tủy cột sống và luyện tập trong những điều kiện tốt nhất. Đó là tiến bộ đầu tiên cần phải đạt được.
Điều thứ hai là cần cải thiện hệ thống kích thích để cho bệnh nhân có thể sớm thích ứng với cơ chế vận động của mỗi người và trong lĩnh vực này, cần phải đạt được thêm những tiến bộ kỹ thuật. »
Liệu giải pháp này có thể mở rộng sang các bệnh tê liệt vì những nguyên nhân khác ? Về điểm này, bà Jocelyne Bloch khẳng định đây là điều còn hạn chế của các nghiên cứu hiện nay:
« Các loại bệnh thoái hóa thì hơi khó bởi vì đó là những bệnh liên tục phát triển. Ngược lại, có những bệnh liên quan đến vận động, chẳng hạn những người bị tai biến mạch máu não, hoặc bị parkinson, gặp khó khăn vận động, tôi nghĩ chắc chắn là công trình nghiên cứu này có thể cải thiện khả năng vận động, đi lại. »
27 एपिसोडस
सभी एपिसोड
×प्लेयर एफएम में आपका स्वागत है!
प्लेयर एफएम वेब को स्कैन कर रहा है उच्च गुणवत्ता वाले पॉडकास्ट आप के आनंद लेंने के लिए अभी। यह सबसे अच्छा पॉडकास्ट एप्प है और यह Android, iPhone और वेब पर काम करता है। उपकरणों में सदस्यता को सिंक करने के लिए साइनअप करें।