Player FM ऐप के साथ ऑफ़लाइन जाएं!
Họa sĩ Marcelino Trương: "Biển xanh sâu thẳm từ Sài Gòn đến Saint Malo"
Manage episode 432190941 series 1455069
Tháng 5/2024 họa sĩ Pháp gốc Việt Marcelino Trương ra mắt độc giả cuốn sách mới Biển xanh sâu thẩm từ Sài Gòn đến Saint-Malo. Biển, nước bể bơi … là hình ảnh của tuổi thơ, là một mái nhà trong thời gian ngắn ngủi phục vụ trong Hải Quân Pháp, là sân chơi bất tận trong sự nghiệp sáng tác của một nghệ sĩ tự học vẽ trở thành một tên tuổi trong làng truyện tranh, là một cây bút trong làng hội họa và một tác giả yêu mến của bạn đọc.
Trong tác phẩm Si loin dans le bleu de Saigon à Saint-Malo, xin được dịch là Biển xanh sâu thẳm từ Sài Gòn đến Saint-Malo, của nhà xuất bản Equateurs thật ra đưa độc giả đi từ Manila, thủ đô Philippines, nơi anh sinh ra, đến Saint Malo vùng Bretagne, tây bắc nước Pháp. Saint-Malo hướng nhìn ra biển là quê « ngoại » của họa sĩ Marcelino Trương.
Thân phụ của Marcelino là một nhà ngoại giao của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, vì thế Marcelino chào đời trong một nhà hộ sinh ở thủ đô Philippines năm 1957. Mẹ của Marcelino Trương yêu nghệ thuật, vẽ giỏi, đàn hay. Bà lớn lên cùng với mùi gió biển Saint-Malo … Những thăng trầm của dòng lịch sử và dòng đời, sau 40 năm sống ở Paris, Marcelino Trương về ở hẳn trong ngôi nhà của ông bà ngoại để sớm chiều được nghe tiếng sóng, để hàng ngày tâm sự cùng gió biển. « Biển nhìn thấu suốt từ sự mệt mỏi đến nỗi chán chường, từ lòng can đảm, sức mạnh đến nỗi sợ hãi » của anh.
Trong cuốn tự truyện với rất nhiều bức tranh minh họa, Marcelino Trương ngược thời gian nhớ về tuổi thơ, về một lần hiếm hoi cả gia đình cùng đi nghỉ mát ở Nha Trang trước khi « loạn lạc ». Marcelino đã nhớ về những buổi chiều tà thả bộ ở bến Nhà Rồng, khám phá những chiếc tàu chiến của Mỹ được điều sang Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh.
Biển xanh sâu thẳm đã có nhiều trang nói về thành phố cổ Hội An, về Vũng Tàu, nơi bên dòng họ Trương Bửu từ Bình Định trôi dạt về đây lập nghiệp… Rồi nói về Saint-Malo khi Marcelino Trương về sống với ông bà ngoại, còn bố mẹ và các anh chị em ở lại Luân Đôn.
Saint-Malo là bệ phóng đưa Marcelino nối gót cha và ông nội vào Trường Khoa Học Chính Trị Sciences Po Paris. Trong thời gian phục vụ Hải Quân Pháp, anh đã đóng ở những thành phố biển như Toulon, Rocherfort .. Chính trong thời gian này, Marcelino đã có dịp bước lên hàng không mẫu hạm Clémenceau và đã mở lại một vài trang sử của Hải Quân Pháp ở Đông Dương …
Khi đã quyết định theo ngành hội họa, Marcelino Trương vẽ truyện tranh phục vụ các nhà in và ngành báo chí. Thế rồi người nghệ sĩ gốc Việt này đi xa hơn nữa trên con nghệ thuật… Những mảnh gỗ, thân cây, …. ở tận những phương trời nào trôi dạt đến bãi biển Saint-Malo, dưới bàn tay của Marcelino Trương cũng trở thành một tác phẩm nghệ thuật, một món đồ trang trí trong nhà … Từ những bộ xương cá bạc màu, cho đến vỏ ốc, vỏ sò …, tất cả đều được Marcelino Trương kết hợp lại để chúng hóa thân thành một bức tượng sống động …
Thẳm sâu trong màu xanh nước biển
Trả lời RFI tiếng Việt nhân dịp sách mới của Marcelino Trương ra mắt độc giả, họa sĩ Pháp gốc Việt này trước hết giải thích về tựa cuốn sách của anh.
Marcelino Trương : « Nhờ Jeanne Phạm Trần, của nhà xuất bản Editions des Equateurs, bản thân cũng là một tác giả, mà tôi đã có cơ hội để soạn ra cuốn sách này. Chính Jeanne đã đề nghị tôi viết sách bởi chị nhận thấy là tôi rất năng động và có nhiều điều để kể trên Facebook. Tôi đăng lên nhiều chủ đề khác nhau trên trang mạng xã hội, và rất thường nhắc đến Việt Nam. Tôi rất hạnh phúc được có cơ hội viết cuốn sách này, bởi cho đến nay tôi chuyên chú phát hành truyện tranh cho thiếu nhi và một vài cuốn tiểu thuyết có tranh minh họa. Tôi tốt nghiệp đại học văn khoa và thấm nhuần truyền thống của gia đình. Tôi đã nhiều lần hoãn lại hoài bão viết sách, để tập trung vào hội họa, vì như chị biết, trong trường vẽ, tôi hoàn toàn tự học. Tựa cuốn sách tôi mới cho phát hành lấy nguồn cảm hứng từ bộ phim Le Grand Bleu (1988) của đạo diễn Luc Besson và câu nói nguyên thủy trong tác phẩm này là Si loin que le bleu (thẳm sâu như màu xanh nước biển) nhưng tôi đã mạn phép sửa một chút thành Si loin dans le bleu (Biển xanh sâu thẳm) ».
Những mẩu chuyện nhỏ trong gia đình
Trong Biển xanh sâu thẳm, Marcelino Trương chia sẻ với độc giả rất nhiều những kỷ niệm trong gia đình từ hai dòng họ Trương Bửu bên nội và Horel bên ngoại, ví dụ như anh nói về căn bệnh trầm cảm của người mẹ Yvette khi bà hạ sinh đứa con thứ ba, hay cuộc đời ngắn ngủi của nhân vật mà trong sách Marcelino gọi là « hoàng tử Riri », (anh của mẹ, chết khi mới vừa lên 7 tuổi).
Về gốc gác dòng họ bên nội ở Việt Nam, Marcelino tiếc rằng anh không còn nhiều liên hệ, nhưng tình yêu với quê cha vẫn khắc sâu trong tâm khảm người nghệ sĩ này
Marcelino Trương: « Biển cả, bãi biển, bể bơi … là sợi chỉ đỏ mà chị Jeanne Phạm Trần của nhà xuất bản đã đề nghị với tôi. Đấy cũng là những chủ đề trở đi trở lại trong những bức họa của tôi từ 40 năm nay… và tôi quyết định nói về vị trí của biển, của bể bơi… trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, do không là thủy thủ và cũng chưa từng lăn lộn với biển cả, nên tôi gắn kết màu xanh nước biển với những câu chuyện trong gia đình của chúng tôi, với dòng lịch sử và đôi khi là với đời sống chính trị chung quanh. Trong cách phát âm của tiếng Pháp, chữ Biển (Mer) nghe không khác gì với chữ Mẹ (Mère), thành thử Biển là Biển Mẹ, nên tôi đã nhắc lại hình ảnh của Yvette, mẹ tôi. Sinh thời bà bị bệnh trầm cảm, tính tình đổi thay như sóng vỗ đại dương vậy ! ».
Hội An, một dấu ấn đặc biệt
Vũng Tàu, nơi dòng họ bên nội đến lập nghiệp, Nha Trang, Hội An, Saint Malo… Marcelino Trương thực sự gắn bó với biển cả … Và anh đặc biệt yêu thích Hội An :
Marcelino Trương : « Vâng, tôi rất thích những địa điểm gần bờ biển mà chị nói đến. Tôi đã hoàn toàn bị Hội An mê hoặc trong chuyến đi Việt Nam lần đầu vào năm 2002. Khi đó thành phố biển này chưa được biết đến nhiều như hiện nay. Ở đây chỉ mới có vài khách sạn, đếm được trên đầu ngón tay. Thả bước trên những con đường cổ dọc theo bờ kè, ta hiểu được ngay vì sao nhiều thế hệ du khách đã yêu say đắm Việt Nam. Tôi cũng đã hiểu được vì sao cha mình nói về tuổi thơ của ông với bao nhiêu hoài niệm. Thân phụ tôi là Trương Bửu Khánh (1927-2012), lớn lên ở vùng đồng bằng sông Mêkong (Tân An, Trà Vinh), rồi về sống ở Vũng Tàu, Sài Gòn. Thế rồi ông đi học ở Huế. Năm 1948 cha tôi sang Pháp du học và được nhận vào trường Sorbonne và Khoa Học Chính Trị Paris… Ông luôn kể cho chúng tôi nghe về đất nước Việt Nam như một ‘thiên đường đã mất’. Tôi rất yêu bờ biển và làng mạc chung quanh Hội An, và tôi cũng đã rất chú ý đến người Việt Nam. Tôi rất thích gặp những con người bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những bác phu xích lô, những người chạy xe ôm, những người buôn bán ngoài chợ, hay họ là nhân viên lễ tân khách sạn … Tiếng Việt của tôi quá kém để có thể trao đổi với họ, nhưng tôi thán phục những con người can đảm và hiếu học… Chúng tôi đã cười rất nhiều mỗi lần tôi nói sai hay bỏ dấu sai trong tiếng Việt ».
Lịch sử và dòng đời
Một điều thú vị khác là cuốn Biển xanh sâu thẳm phản ánh thời cuộc, những thăng trầm trong lịch sử Việt Nam trước và sau 1975, phản ánh cuộc sống trên đất Pháp sau Thế Chiến Thứ Hai … Trả lời RFI Việt ngữ, Marcelino Trương rất tiếc là anh không còn giữ được ngôn ngữ của người cha thân yêu, nhưng anh đã muốn kể lại một chút câu chuyện của gia đình bằng tiếng Việt và xin lỗi trước là « nói không rành »
Marcelino Trương : « Tôi có thể chia sẻ với các bạn nghe đài câu chuyện của gia đình, một gia đình nhỏ bé bị cuốn trong dòng lịch sử. Chuyện cũng hơi buồn như đối với nhiều gia đình khác trong chiến tranh Việt Nam. Thế hệ cha và chú tôi muốn được sống trong một đất nước độc lập. Có những người chọn đi theo cách mạng, một số khác đứng về phe chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Bà Nội tôi là Tạ Huỳnh Lan, trong gia đình Tạ Trung quê ở Trà Vinh, có một người cháu tham gia Việt Minh năm 1948. Khi ra đi, ông để lại vợ và bốn người con. Năm 1954, ông tập kết ra bắc, sống ở Hà Nội mười năm trước khi được lệnh trở lại miền Nam, đi theo đường mòn Hồ Chí Minh. Khi đó chiến tranh lên đến cao trào. Năm 1975, người cháu này trong gia đình cùng với quân đội giải phóng trở lại Trà Vinh và chỉ khi đó ông mới gặp lại được vợ con sau gần 30 năm. Thế rồi một vài năm sau ngày Giải Phóng, con gái lớn của ông vượt biên ra nước ngoài, và định cư hẳn ở Montréal, Canada. Gia cảnh này cũng như biết bao nhiêu gia đình khác.
Tại sao tôi lại kể lại chuyện này ? Bởi tôi muốn phương Tây hiểu được rằng, mọi chuyện không đơn giản trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tất cả không hoàn toàn là « Trắng » hay « Đen ». Đấy không đơn giản là một cuộc xung đột giữa bên thiện và bên ác. Thực tế không đơn giản như vậy. Tôi cũng muốn xin được nói thêm rằng, bất chấp những khác biệt về chính trị đó, các thành viên trong đại gia đình của chúng tôi vẫn cố gắng gắn kết với nhau. Mọi người đã vượt lên trên ranh giới về chính trị, về ý thức hệ đó. Cha tôi thường nói đây trước hết là công lao rất lớn của những người phụ nữ trong gia đình chúng tôi : họ cố gắng rất nhiều để yếu tố chính trị không chia rẽ anh em ruột thị. Đây có thể là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ ».
Cuốn sách của Marcelino có thể được đọc như một cuốn truyện tranh, như một cuốn tự truyện với nhiều dấu mốc lịch sử, nhưng có lẽ đây trước hết là một cuốn sách rất đẹp mắt, giới thiệu những thành phố biển mà anh đã đi qua. Chẳng vậy mà trên kệ sách của hệ thống phát hành FNAC tại Pháp, Biển xanh sâu thẳm từ Sài Gòn đến Saint-Malo được xếp ở hạng mục sách du lịch.
24 एपिसोडस
Manage episode 432190941 series 1455069
Tháng 5/2024 họa sĩ Pháp gốc Việt Marcelino Trương ra mắt độc giả cuốn sách mới Biển xanh sâu thẩm từ Sài Gòn đến Saint-Malo. Biển, nước bể bơi … là hình ảnh của tuổi thơ, là một mái nhà trong thời gian ngắn ngủi phục vụ trong Hải Quân Pháp, là sân chơi bất tận trong sự nghiệp sáng tác của một nghệ sĩ tự học vẽ trở thành một tên tuổi trong làng truyện tranh, là một cây bút trong làng hội họa và một tác giả yêu mến của bạn đọc.
Trong tác phẩm Si loin dans le bleu de Saigon à Saint-Malo, xin được dịch là Biển xanh sâu thẳm từ Sài Gòn đến Saint-Malo, của nhà xuất bản Equateurs thật ra đưa độc giả đi từ Manila, thủ đô Philippines, nơi anh sinh ra, đến Saint Malo vùng Bretagne, tây bắc nước Pháp. Saint-Malo hướng nhìn ra biển là quê « ngoại » của họa sĩ Marcelino Trương.
Thân phụ của Marcelino là một nhà ngoại giao của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, vì thế Marcelino chào đời trong một nhà hộ sinh ở thủ đô Philippines năm 1957. Mẹ của Marcelino Trương yêu nghệ thuật, vẽ giỏi, đàn hay. Bà lớn lên cùng với mùi gió biển Saint-Malo … Những thăng trầm của dòng lịch sử và dòng đời, sau 40 năm sống ở Paris, Marcelino Trương về ở hẳn trong ngôi nhà của ông bà ngoại để sớm chiều được nghe tiếng sóng, để hàng ngày tâm sự cùng gió biển. « Biển nhìn thấu suốt từ sự mệt mỏi đến nỗi chán chường, từ lòng can đảm, sức mạnh đến nỗi sợ hãi » của anh.
Trong cuốn tự truyện với rất nhiều bức tranh minh họa, Marcelino Trương ngược thời gian nhớ về tuổi thơ, về một lần hiếm hoi cả gia đình cùng đi nghỉ mát ở Nha Trang trước khi « loạn lạc ». Marcelino đã nhớ về những buổi chiều tà thả bộ ở bến Nhà Rồng, khám phá những chiếc tàu chiến của Mỹ được điều sang Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh.
Biển xanh sâu thẳm đã có nhiều trang nói về thành phố cổ Hội An, về Vũng Tàu, nơi bên dòng họ Trương Bửu từ Bình Định trôi dạt về đây lập nghiệp… Rồi nói về Saint-Malo khi Marcelino Trương về sống với ông bà ngoại, còn bố mẹ và các anh chị em ở lại Luân Đôn.
Saint-Malo là bệ phóng đưa Marcelino nối gót cha và ông nội vào Trường Khoa Học Chính Trị Sciences Po Paris. Trong thời gian phục vụ Hải Quân Pháp, anh đã đóng ở những thành phố biển như Toulon, Rocherfort .. Chính trong thời gian này, Marcelino đã có dịp bước lên hàng không mẫu hạm Clémenceau và đã mở lại một vài trang sử của Hải Quân Pháp ở Đông Dương …
Khi đã quyết định theo ngành hội họa, Marcelino Trương vẽ truyện tranh phục vụ các nhà in và ngành báo chí. Thế rồi người nghệ sĩ gốc Việt này đi xa hơn nữa trên con nghệ thuật… Những mảnh gỗ, thân cây, …. ở tận những phương trời nào trôi dạt đến bãi biển Saint-Malo, dưới bàn tay của Marcelino Trương cũng trở thành một tác phẩm nghệ thuật, một món đồ trang trí trong nhà … Từ những bộ xương cá bạc màu, cho đến vỏ ốc, vỏ sò …, tất cả đều được Marcelino Trương kết hợp lại để chúng hóa thân thành một bức tượng sống động …
Thẳm sâu trong màu xanh nước biển
Trả lời RFI tiếng Việt nhân dịp sách mới của Marcelino Trương ra mắt độc giả, họa sĩ Pháp gốc Việt này trước hết giải thích về tựa cuốn sách của anh.
Marcelino Trương : « Nhờ Jeanne Phạm Trần, của nhà xuất bản Editions des Equateurs, bản thân cũng là một tác giả, mà tôi đã có cơ hội để soạn ra cuốn sách này. Chính Jeanne đã đề nghị tôi viết sách bởi chị nhận thấy là tôi rất năng động và có nhiều điều để kể trên Facebook. Tôi đăng lên nhiều chủ đề khác nhau trên trang mạng xã hội, và rất thường nhắc đến Việt Nam. Tôi rất hạnh phúc được có cơ hội viết cuốn sách này, bởi cho đến nay tôi chuyên chú phát hành truyện tranh cho thiếu nhi và một vài cuốn tiểu thuyết có tranh minh họa. Tôi tốt nghiệp đại học văn khoa và thấm nhuần truyền thống của gia đình. Tôi đã nhiều lần hoãn lại hoài bão viết sách, để tập trung vào hội họa, vì như chị biết, trong trường vẽ, tôi hoàn toàn tự học. Tựa cuốn sách tôi mới cho phát hành lấy nguồn cảm hứng từ bộ phim Le Grand Bleu (1988) của đạo diễn Luc Besson và câu nói nguyên thủy trong tác phẩm này là Si loin que le bleu (thẳm sâu như màu xanh nước biển) nhưng tôi đã mạn phép sửa một chút thành Si loin dans le bleu (Biển xanh sâu thẳm) ».
Những mẩu chuyện nhỏ trong gia đình
Trong Biển xanh sâu thẳm, Marcelino Trương chia sẻ với độc giả rất nhiều những kỷ niệm trong gia đình từ hai dòng họ Trương Bửu bên nội và Horel bên ngoại, ví dụ như anh nói về căn bệnh trầm cảm của người mẹ Yvette khi bà hạ sinh đứa con thứ ba, hay cuộc đời ngắn ngủi của nhân vật mà trong sách Marcelino gọi là « hoàng tử Riri », (anh của mẹ, chết khi mới vừa lên 7 tuổi).
Về gốc gác dòng họ bên nội ở Việt Nam, Marcelino tiếc rằng anh không còn nhiều liên hệ, nhưng tình yêu với quê cha vẫn khắc sâu trong tâm khảm người nghệ sĩ này
Marcelino Trương: « Biển cả, bãi biển, bể bơi … là sợi chỉ đỏ mà chị Jeanne Phạm Trần của nhà xuất bản đã đề nghị với tôi. Đấy cũng là những chủ đề trở đi trở lại trong những bức họa của tôi từ 40 năm nay… và tôi quyết định nói về vị trí của biển, của bể bơi… trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, do không là thủy thủ và cũng chưa từng lăn lộn với biển cả, nên tôi gắn kết màu xanh nước biển với những câu chuyện trong gia đình của chúng tôi, với dòng lịch sử và đôi khi là với đời sống chính trị chung quanh. Trong cách phát âm của tiếng Pháp, chữ Biển (Mer) nghe không khác gì với chữ Mẹ (Mère), thành thử Biển là Biển Mẹ, nên tôi đã nhắc lại hình ảnh của Yvette, mẹ tôi. Sinh thời bà bị bệnh trầm cảm, tính tình đổi thay như sóng vỗ đại dương vậy ! ».
Hội An, một dấu ấn đặc biệt
Vũng Tàu, nơi dòng họ bên nội đến lập nghiệp, Nha Trang, Hội An, Saint Malo… Marcelino Trương thực sự gắn bó với biển cả … Và anh đặc biệt yêu thích Hội An :
Marcelino Trương : « Vâng, tôi rất thích những địa điểm gần bờ biển mà chị nói đến. Tôi đã hoàn toàn bị Hội An mê hoặc trong chuyến đi Việt Nam lần đầu vào năm 2002. Khi đó thành phố biển này chưa được biết đến nhiều như hiện nay. Ở đây chỉ mới có vài khách sạn, đếm được trên đầu ngón tay. Thả bước trên những con đường cổ dọc theo bờ kè, ta hiểu được ngay vì sao nhiều thế hệ du khách đã yêu say đắm Việt Nam. Tôi cũng đã hiểu được vì sao cha mình nói về tuổi thơ của ông với bao nhiêu hoài niệm. Thân phụ tôi là Trương Bửu Khánh (1927-2012), lớn lên ở vùng đồng bằng sông Mêkong (Tân An, Trà Vinh), rồi về sống ở Vũng Tàu, Sài Gòn. Thế rồi ông đi học ở Huế. Năm 1948 cha tôi sang Pháp du học và được nhận vào trường Sorbonne và Khoa Học Chính Trị Paris… Ông luôn kể cho chúng tôi nghe về đất nước Việt Nam như một ‘thiên đường đã mất’. Tôi rất yêu bờ biển và làng mạc chung quanh Hội An, và tôi cũng đã rất chú ý đến người Việt Nam. Tôi rất thích gặp những con người bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những bác phu xích lô, những người chạy xe ôm, những người buôn bán ngoài chợ, hay họ là nhân viên lễ tân khách sạn … Tiếng Việt của tôi quá kém để có thể trao đổi với họ, nhưng tôi thán phục những con người can đảm và hiếu học… Chúng tôi đã cười rất nhiều mỗi lần tôi nói sai hay bỏ dấu sai trong tiếng Việt ».
Lịch sử và dòng đời
Một điều thú vị khác là cuốn Biển xanh sâu thẳm phản ánh thời cuộc, những thăng trầm trong lịch sử Việt Nam trước và sau 1975, phản ánh cuộc sống trên đất Pháp sau Thế Chiến Thứ Hai … Trả lời RFI Việt ngữ, Marcelino Trương rất tiếc là anh không còn giữ được ngôn ngữ của người cha thân yêu, nhưng anh đã muốn kể lại một chút câu chuyện của gia đình bằng tiếng Việt và xin lỗi trước là « nói không rành »
Marcelino Trương : « Tôi có thể chia sẻ với các bạn nghe đài câu chuyện của gia đình, một gia đình nhỏ bé bị cuốn trong dòng lịch sử. Chuyện cũng hơi buồn như đối với nhiều gia đình khác trong chiến tranh Việt Nam. Thế hệ cha và chú tôi muốn được sống trong một đất nước độc lập. Có những người chọn đi theo cách mạng, một số khác đứng về phe chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Bà Nội tôi là Tạ Huỳnh Lan, trong gia đình Tạ Trung quê ở Trà Vinh, có một người cháu tham gia Việt Minh năm 1948. Khi ra đi, ông để lại vợ và bốn người con. Năm 1954, ông tập kết ra bắc, sống ở Hà Nội mười năm trước khi được lệnh trở lại miền Nam, đi theo đường mòn Hồ Chí Minh. Khi đó chiến tranh lên đến cao trào. Năm 1975, người cháu này trong gia đình cùng với quân đội giải phóng trở lại Trà Vinh và chỉ khi đó ông mới gặp lại được vợ con sau gần 30 năm. Thế rồi một vài năm sau ngày Giải Phóng, con gái lớn của ông vượt biên ra nước ngoài, và định cư hẳn ở Montréal, Canada. Gia cảnh này cũng như biết bao nhiêu gia đình khác.
Tại sao tôi lại kể lại chuyện này ? Bởi tôi muốn phương Tây hiểu được rằng, mọi chuyện không đơn giản trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tất cả không hoàn toàn là « Trắng » hay « Đen ». Đấy không đơn giản là một cuộc xung đột giữa bên thiện và bên ác. Thực tế không đơn giản như vậy. Tôi cũng muốn xin được nói thêm rằng, bất chấp những khác biệt về chính trị đó, các thành viên trong đại gia đình của chúng tôi vẫn cố gắng gắn kết với nhau. Mọi người đã vượt lên trên ranh giới về chính trị, về ý thức hệ đó. Cha tôi thường nói đây trước hết là công lao rất lớn của những người phụ nữ trong gia đình chúng tôi : họ cố gắng rất nhiều để yếu tố chính trị không chia rẽ anh em ruột thị. Đây có thể là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ ».
Cuốn sách của Marcelino có thể được đọc như một cuốn truyện tranh, như một cuốn tự truyện với nhiều dấu mốc lịch sử, nhưng có lẽ đây trước hết là một cuốn sách rất đẹp mắt, giới thiệu những thành phố biển mà anh đã đi qua. Chẳng vậy mà trên kệ sách của hệ thống phát hành FNAC tại Pháp, Biển xanh sâu thẳm từ Sài Gòn đến Saint-Malo được xếp ở hạng mục sách du lịch.
24 एपिसोडस
Все серии
×प्लेयर एफएम में आपका स्वागत है!
प्लेयर एफएम वेब को स्कैन कर रहा है उच्च गुणवत्ता वाले पॉडकास्ट आप के आनंद लेंने के लिए अभी। यह सबसे अच्छा पॉडकास्ट एप्प है और यह Android, iPhone और वेब पर काम करता है। उपकरणों में सदस्यता को सिंक करने के लिए साइनअप करें।